Cấu trúc đề thi PTE luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các thí sinh đang phân vân trong việc bắt đầu chọn theo đuổi chứng chỉ tiếng Anh này để hiện thực hoá các dự định du học, làm việc và định cư nước ngoài. Vậy nên, trong bài viết này Estudyme sẽ cung cấp tới các bạn những thông tin chi tiết nhất về cấu trúc đề thi PTE cũng như giải đáp các câu hỏi về các phần được đánh giá là khó nhất trong bài thi PTE. 

Cấu trúc đề thi PTE luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các thí sinh
Cấu trúc đề thi PTE luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các thí sinh

1. Các điểm khác biệt nổi bật của cấu trúc bài thi PTE

Cấu trúc đề thi PTE được thiết kế để phù hợp với các mục đích học tập, làm việc và định cư nên bài thi sẽ kiểm tra 4 kỹ năng trong khoảng 2 tiếng đồng hồ, với 3 phần thi chính theo thứ tự lần lượt là: Nói & Viết, tiếp theo là Đọc và cuối cùng là Nghe. 

Dưới đây là các điểm khác biệt nổi bật của cấu trúc đề thi PTE:

  • Thi và chấm bài 100% bằng máy tính: Định dạng và cấu trúc đề thi PTE được thiết kế để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong quá trình làm bài. Tuyệt đối không có bất cứ sự can thiệp của con người, kể cả trong quá trình phúc khảo.
  • Thang điểm thực tế: Khi thí sinh thi trắc nghiệm hệ thống sẽ tự động tính sẵn 10 điểm đối với từng kỹ năng. Vậy nên, thang điểm thực tế của bài thi PTE không phải là 0 – 90 mà là 0 – 100 điểm.
  • Cho phép chấm chéo: PTE là một trong các bài thi duy nhất có hình thức chấm chéo. Đồng nghĩa với việc nếu yếu một trong bốn kỹ năng, thí sinh vẫn có thể được bù điểm ở kỹ năng thế mạnh và tránh được tình trạng chênh lệch giữa các kỹ năng của bài kiểm tra. Đây là một lợi thế nổi bật của bài thi PTE.
  • Hoàn thành bài thi trong một buổi duy nhất: Thí sinh chỉ cần dành một buổi 2 tiếng để hoàn thành toàn bộ bài thi thay vì phải chia nhỏ ra thành nhiều buổi. Trong đó kỹ năng Nói và Viết sẽ được làm cùng nhau.
  • Cấu trúc đề thi PTE dạng trắc nghiệm: Bài thi PTE có nhiều phần trắc nghiệm với các dạng câu hỏi rõ ràng, giúp thí sinh làm quen và chuẩn bị dễ dàng trong quá trình ôn thi và làm bài thi.
  • Thi thử PTE: Cấu trúc đề thi PTE tạo điều kiện dễ dàng cho các bài thi thử được mô phỏng qua các nền tảng trực tuyến hoặc ứng dụng di động. Đề thi PTE trên Estudyme có thể đáp ứng tốt các tiêu chí của đề thi thật về cả hình thức lẫn nội dung, giúp thí sinh dễ dàng truy cập để làm quen và luyện tập.
Cấu trúc bài thi PTE gồm 3 phần với 4 kỹ năng nói & viết, đọc, nghe
Cấu trúc đề thi PTE gồm 3 phần với 4 kỹ năng nói & viết, đọc, nghe

2. Phân tích chi tiết cấu trúc từng phần đề thi PTE

2.1. Phần 1: Kỹ năng Nói và Viết

Phần đầu tiên trong đề thi PTE tập trung vào kiểm tra và đánh giá kỹ năng Nói và Viết trong khoảng thời gian từ 54 đến 67 phút. Trong phần thi Nói, thí sinh sẽ được đánh giá về khả năng sử dụng ngôn ngữ, trong khi phần thi Viết sẽ đánh giá khả năng viết đoạn văn đúng ngữ pháp và chính tả. 

Phần kiểm tra này bao gồm 8 dạng câu hỏi khác nhau.

  • Personal Introduction – Giới thiệu bản thân: Thí sinh có thời gian 25 giây để chuẩn bị và 35 giây để giới thiệu về bản thân. Điều đặc biệt là phần này không được tính điểm, do đó không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của bài thi PTE.
  • Read Aloud – Đọc thành tiếng (6 – 7 câu): Trong phần này, một đoạn văn bản gồm 60 từ sẽ xuất hiện trên màn hình và thí sinh sẽ được yêu cầu đọc to toàn bộ đoạn văn bằng chất giọng tự nhiên của mình. Mỗi thí sinh chỉ có thể ghi lại câu trả lời một lần duy nhất.
  • Repeat Sentence – Đọc lại câu đã cho sẵn (10 – 12 câu): Thí sinh nghe một bản ghi âm của một câu được phát và sau đó lặp lại câu đó một cách rõ ràng nhất có thể.
  • Describe Image – Miêu tả tranh (3-4 câu): Thí sinh có 25 giây để quan sát màn hình và sau đó miêu tả một hình ảnh hiển thị trên màn hình trong khoảng thời gian 40 giây.
  • Re-tell Lecture – Tóm tắt lại bài giảng (1-2 câu): Thí sinh nghe một bài giảng ngắn và sau đó có 10 giây để chuẩn bị và 40 giây để tóm tắt lại các ý chính của bài giảng đó.
  • Answer Short Question – Trả lời các câu hỏi ngắn (5-6 câu): Đây là bài thi nói ngắn nhất trong PTE, yêu cầu thí sinh trả lời các câu hỏi ngắn (thường chỉ là một từ hoặc một câu ngắn) trong khoảng 10 giây để trả lời.
  • Summarize Written Text – Tóm tắt đoạn văn (2 -3 câu): Phần thi này sẽ cộng điểm cho cả kỹ năng Writing và Reading. Thí sinh được yêu cầu viết 1 câu từ 50 đến 75 từ để tóm tắt lại một đoạn văn với độ dài tối đa 300 chữ.
  • Essay – Viết đoạn văn (200-300 từ): Thí sinh có tổng thời gian 20 phút để viết một bài luận theo chủ đề cho trước.

Lưu ý rằng ở phần kiểm tra kỹ năng Nói và Viết, bạn không cần phải dùng từ ngữ quá cao siêu, chỉ cần dùng đúng và phát âm rõ là được. Đặc biệt, nếu bạn không nói trong vòng ba giây, việc thu âm câu trả lời sẽ tự động chấm dứt và bạn chắc chắn sẽ bị mất điểm.

Cấu trúc bài thi PTE kỹ năng Nói và Viết gồm tám dạng câu hỏi khác nhau
Cấu trúc đề thi PTE kỹ năng Nói và Viết gồm 8 dạng câu hỏi khác nhau

2.2. Phần hai: Kỹ năng Đọc

Sau khi hoàn thành phần thi Speaking và Writing, các bạn sẽ không có thời gian nghỉ mà tiếp tục tham gia luôn phần thi Reading. 

Phần thi này gồm 15 đến 16 câu hỏi nhỏ với thời gian làm bài từ 30 – 40 phút, với mục đích đánh giá khả năng đọc hiểu, kiến thức về từ vựng và ngữ pháp của thí sinh. Mỗi câu hỏi trong phần thi đọc PTE không tính theo giờ cụ thể mà tín theo một khung thời gian chung. Vì vậy, thí sinh cần phải phân chia và quản lý thời gian làm bài hợp lý cho từng mục. 

Cấu trúc bài thi PTE kỹ năng Đọc gồm các dạng câu hỏi:

  • Reading & Writing – Fill in the Blanks – Đọc và Điền vào chỗ trống (5 – 6 câu): Chọn từ phù hợp nhất từ danh sách cho sẵn và điền vào ô trống để hoàn chỉnh đoạn văn 300 chữ. Ngoài việc thể hiện kỹ năng đọc hiểu, phần thi này còn đánh giá khả năng ngữ pháp của thí sinh và  cộng điểm cho kỹ năng Viết. 
  • Multiple Choice, Multiple Answer – Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (2 – 3 câu): Thí sinh cần đọc một văn bản có độ dài khoảng 300 từ và chọn 2 câu trả lời đúng trở lên cho câu hỏi trắc nghiệm đặt ra. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm và mỗi câu trả lời sai bị -1 điểm.
  • Re-order Paragraphs – Sắp xếp lại trật tự các đoạn văn (2- 3 câu): Thí sinh đọc và sắp xếp thứ tự đúng cho các câu hoàn chỉnh ý nghĩa về mặt lô gíc cho một đoạn văn khoảng 150 từ. Mỗi cặp câu đặt đúng thứ tự sẽ đem lại 1 điểm. Dạng bài này đòi hỏi sự chính xác cao vì một câu sắp xếp sai có thể kéo theo sai sót trong toàn bộ các câu còn lại.
  • Read – Fill In The Blanks – Điền vào chỗ trống (4 – 5 câu): Đoạn văn 80 chữ sẽ hiển thị rất nhiều ô trống và thí sinh cần phải kéo các từ cho sẵn vào ô cho phù hợp.
  • Multiple Choice, Single Answer – Trắc nghiệm một lựa chọn (2 – 3 câu): Thí sinh đọc một đoạn văn có độ dài khoảng 300 từ với một câu hỏi trắc nghiệm. Bài thi sẽ đưa ra 4 câu trả lời và chỉ có một câu trả lời là đúng. Nếu trả lời đúng sẽ được 1 điểm và trả lời sai sẽ không có điểm.
Cấu trúc bài thi PTE kỹ năng Đọc gồm 15 -16 câu hỏi nhỏ với thời gian làm bài từ 30 – 40 phút
Cấu trúc đề thi PTE kỹ năng Đọc gồm 15 -16 câu hỏi nhỏ với thời gian làm bài từ 30 – 40 phút

2.3. Phần ba: Kỹ năng Nghe

Phần kiểm tra kỹ năng Nghe trong đề thi PTE kéo dài trong khoảng 30 – 43 phút và bao gồm 8 dạng câu hỏi và kiểm tra kỹ năng nghe của bạn thông qua một loạt các đoạn âm thanh và video. Bạn chỉ được xem và nghe các đoạn âm thanh duy nhất một lần, do vậy cần chú ý theo dõi nhằm không bị nhỡ thông tin trả lời.

Các dạng câu hỏi trong phần thi này bao gồm: 

  • Summarize Spoken Text – Tóm tắt đoạn nói (2 – 3 câu): Nghe và tóm tắt đoạn hội thoại trong khoảng 50-70 từ
  • Multiple choice questions, multiple answer – Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (2 – 3 câu): Chọn các câu trả lời đúng dựa trên các đoạn âm thanh. 
  • Fill in blanks – Điền vào chỗ trống (2 – 3 câu): Điền vào những chỗ trống ở phần phụ đề của đoạn văn.
  • Highlight Correct Summary – Đánh dấu phần tóm tắt chính xác (2 – 3 câu): chọn đoạn tóm tắt chính xác với chủ đề mà bạn lắng nghe.
  • Multiple choice questions, single answer – Trắc nghiệm một lựa chọn (2 – 3 câu): Nghe và chọn một đáp án đúng nhất về nội dung của đoạn nghe.
  • Select missing word – Chọn từ còn thiếu (2 – 3 câu): Các đoạn thu âm sẽ được phát thiếu một từ hoặc 1 cụm từ. Thí sinh sẽ sử dụng các lựa chọn có sẵn để điền vào ô trống.
  • Highlight incorrect word- Chọn từ sai (2 – 3 câu): Chọn từ trong phần phụ đề khác với các đoạn thu âm. Nhấp chuột trái để highlight từ chưa đúng.
  • Write from dictation – Chép chính tả (3 – 4 câu): Nghe và viết chính xác những gì nghe được
Cấu trúc bài thi PTE kỹ năng Nghe bao gồm 8 dạng câu hỏi và kéo dài trong khoảng 30 – 43 phút
Cấu trúc đề thi PTE kỹ năng Nghe bao gồm 8 dạng câu hỏi và kéo dài trong khoảng 30 – 43 phút

3. Phần nào khó nhất trong bài thi PTE?

Độ khó của PTE có thể thay đổi tùy thuộc vào quan điểm cũng như kỹ năng cá nhân của từng người. 

Dưới đây là một số điểm mà thí sinh có thể cảm thấy khó khăn qua các phần thi:

  • Nói và Viết: Một số người có thể cảm thấy khó khăn trong khi phải nói trước giám khảo là một máy ghi âm chứ không phải người thật. Tương tự, việc phải đánh máy một bài luận trong thời gian giới hạn có thể cản trở tốc độ làm bài của thí sinh.
  • Nghe: Nghe và hiểu các đoạn ghi âm ngắn trong thời gian giới hạn với nhiều dạng bài có thể là thách thức đối với một số thí sinh, đặc biệt là khi các đoạn ghi âm có thể được trình bày với tốc độ nhanh và một lần duy nhất.
  • Đọc: Việc phải đọc và hiểu nhanh chóng các đoạn văn bản đồng thời xử lý nhiều dạng bài cùng lúc có thể gây khó khăn trong việc quản lý thời gian
Phần nào khó nhất trong bài thi PTE?
Phần nào khó nhất trong bài thi PTE?

Vượt qua khó khăn đòi hỏi sự luyện tập và chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi phần của bài thi PTE. Thí sinh nên nắm rõ về các loại câu hỏi và kỹ năng cần thiết để làm mỗi phần, đồng thời tích cực luyện tập qua các bài thi thử PTE để làm quen với cấu trúc bài thi PTE một cách sâu rộng nhất. Estudyme hoàn toàn có thể giúp các bạn tiếp cận với các đề thi PTE mới nhất thông qua nguồn tài liệu miễn phí và đáng tin cậy.