Hiện nay, các loại chứng chỉ tiếng Anh không còn quá xa lạ với người học tiếng Anh tại Việt Nam, góp phần đánh giá kỹ năng tiếng Anh của người học cũng như hiện thực hóa các cơ hội du học, làm việc hay định cư của người Việt tại các quốc gia nói tiếng Anh. 

Trong số đó, chứng chỉ PTE đang ngày càng được ưa chuộng và dần thay thế IELTS, TOEFL trong nhiều trường hợp nhờ các ưu điểm vượt trội về thời gian và tính chính xác. Estudyme sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “PTE là gì” và cung cấp tất cả các thông tin hữu ích xoay quanh loại chứng chỉ này trong bài viết dưới đây. 

PTE đang ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam
PTE đang ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam

1. PTE là gì? 

“PTE là gì” là một trong các câu hỏi phổ biến nhất về chứng chỉ này. Theo đó, PTE là viết tắt của “Pearson Test of English”, một bài kiểm tra tiếng Anh được tổ chức bởi Tập đoàn Pearson – Hội đồng khảo thí lớn nhất Vương Quốc Anh hay còn được biết đến là tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới với thế mạnh chuyên môn là các chương trình giáo dục, các giải pháp kiểm tra đánh giá và các dịch vụ dạy – học được hỗ trợ bởi công nghệ và trí tuệ nhân tạo.

PTE là bài thi tiếng Anh trên máy tính trong vòng 3 tiếng, được thiết kế để đánh giá và chứng minh khả năng sử dụng tiếng Anh trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Bài thi bao gồm 4 kỹ năng là nghe, nói, đọc và viết. PTE được công nhận rộng rãi cho mục đích học tập, làm việc và di cư đến các quốc gia nói tiếng Anh với sự cộng nhận của hơn 9000 tổ chức trên khắp thế giới. 

PTE là viết tắt của "Pearson Test of English", được tổ chức bởi Tập đoàn Pearson
PTE là viết tắt của “Pearson Test of English”, được tổ chức bởi Tập đoàn Pearson

2. Phân loại chứng chỉ PTE như thế nào?

PTE cung cấp một loạt các bài kiểm tra để đánh giá kỹ năng tiếng Anh của người học ở các cấp độ khác nhau. Dưới đây là một số loại chứng chỉ PTE phổ biến:

  • PTE Academic: Đây là loại chứng chỉ PTE phổ biến nhất và được coi như “tấm vé thông hành” cho mục đích học tập và di cư ở các nước sử dụng tiếng Anh. PTE Academic đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của thí sinh thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. 
  • PTE General: PTE General được thiết kế để đánh giá  khả năng sử dụng tiếng Anh của thí sinh ở nhiều cấp độ khác nhau. Bài thi bao gồm hai phần: Viết (bao gồm cả Nghe và Đọc) và Nói. Chứng chỉ này không chỉ đánh giá kỹ năng ngôn ngữ mà còn đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Do đó, PTE General thường được yêu cầu cho mục đích xin việc và xin visa.
  • PTE Young Learners: PTE Young Learners dành cho các học sinh lứa tuổi 6 đến 13, nhằm mục đích khuyến khích và đánh giá kỹ năng tiếng Anh của học sinh thông qua các kỹ năng nghe, đọc và viết. PTE Young Learners thường được sử dụng trong hệ thống giáo dục tiểu học để đo lường tiến trình học tập của học sinh.

Bên cạnh PTE Academic, chứng chỉ PTE có thể được phân loại theo mục đích và quốc gia cụ thể như sau:

  • PTE Academic UKVI: Cho mục đích xin visa làm việc và du học ở Anh.
  • PTE Home: Cho visa di cư theo gia đình hoặc định cư tại Anh.
  • PTE Academic Online: Phiên bản online của PTE Academic nhưng chỉ dành cho mục đích nhập học tại các trường đại học và không cho phép sử dụng cho việc xin visa hoặc định cư.
  • PTE Core (PTE Essential): Là cơ sở đánh giá khả năng tiếng Anh cho phần lớn các mục đích nhập cư vào Canada

3. Đối tượng nào nên thi PTE?

Đối tượng thi chứng chỉ PTE bao gồm mọi cá nhân muốn chứng minh khả năng sử dụng tiếng Anh của mình cho các mục đích khác nhau. Đặc biệt, do thời gian đăng ký tham gia, dự thi và nhận chứng chỉ PTE khá nhanh nên đây sẽ là lựa chọn phù hợp với những người đang gấp rút chuẩn bị cho việc du học hoặc nhập cư. Dưới đây là một số nhóm đối tượng chính:

  • Sinh viên quốc tế: Sinh viên quốc tế muốn theo học tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các cơ sở giáo dục trên toàn thế giới có thể sử dụng PTE Academic để chứng minh khả năng ngôn ngữ của mình.
  • Người lao động và chuyên gia muốn di cư: PTE Academic được chấp thuận đối với các cá nhân muốn di cư hoặc làm việc tại các quốc gia nói tiếng Anh, giúp họ đáp ứng các yêu cầu về visa hoặc yêu cầu tuyển dụng. 
  • Người có mục tiêu đánh giá và cải thiện năng lực tiếng Anh: Chứng chỉ PTE có thể đo lường tiến trình học tập và giúp người học đạt được các mục tiêu cá nhân.
  • Học sinh trung học: Học sinh trung học có thể thi chứng chỉ PTE Young Learners nhằm đánh giá và phát triển kỹ năng tiếng Anh của mình từ sớm nhằm chuẩn bị cho tương lai học tập và làm việc tại nước ngoài.
đối tượng nào nên thi PTE?
Đối tượng nào nên thi PTE?

4. Giá trị của chứng chỉ PTE là gì?

Trước khi thi PTE, thí sinh cần cân nhắc lựa chọn hình thức thi phù hợp với kế hoạch và thời gian đi du học hoặc nhập cư để đảm bảo tối đa lợi ích và giá trị mà chứng chỉ nảy mang lại. Dưới đây là giá trị của chứng chỉ PTE đối với một số mục đích cụ thể.

4.1. Mục đích du học

Chứng chỉ PTE cho mục đích du học thường có giá trị 2 năm và được công nhận rộng rãi ở nhiều tổ chức, quốc gia như:

  • 100% các trường đại học, cao đẳng cho du học sinh Úc, New Zealand
  • 98% các trường Đại học, Cao đẳng tại Anh, Hệ thống tuyển sinh Liên Hiệp Vương Quốc Anh
  • 2/3 các trường đại học, cao đẳng tại Mỹ và Canada như Harvard, Yale,…
  • Ban tuyển sinh các trường đại học tại Phần Lan
  • Hiệp hội TESOL Quốc tế
  • Một số trường đào tạo kinh doanh tại Pháp, Tây Ban Nha, Ý, …

4.2. Mục đích nhập cư

Đối với những người thi PTE với mục đích nhập cư và đánh giá kỹ năng nghề nghiệp, chứng chỉ được cấp sẽ có hạn 3 năm. Theo đó, PTE được công nhận bởi: 

  • Bộ di trú, Bộ nhập cư và Bảo vệ biên giới Úc
  • Dịch vụ quốc tịch, di dân của nước cộng hòa Ireland
  • Cục Biên Giới Liên Hiệp Vương Quốc Anh
  • Cơ quan Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada, …
chứng chỉ PTE được chấp nhận rộng rãi tại các nước nói tiếng Anh
Chứng chỉ PTE được chấp nhận rộng rãi tại các nước nói tiếng Anh

5. Cấu trúc chung của bài thi PTE

PTE Academic hoàn toàn được thực hiện trên máy tính, kéo dài 180 phút và bao gồm bốn phần chính với mỗi phần đánh giá một kỹ năng ngôn ngữ cụ thể. Dưới đây là cấu trúc chi tiết của đề thi PTE Academic:

5.1. Kỹ năng Nghe (PTE Listening)

– Số câu: Đa dạng từ 17 đến 20 câu

– Nội dung: Nghe các bản ghi âm ngắn hoặc đoạn hội thoại, sau đó trả lời các câu hỏi

– Thời gian làm bài: Khoảng 45-57 phút

5.2. Kĩ năng Đọc (PTE Reading)

– Số câu: Từ 15 đến 20 câu

– Nội dung: Đọc các đoạn văn ngắn hoặc dài, sau đó trả lời các câu hỏi

– Thời gian làm bài: Khoảng 32-40 phút

5.3. Kỹ năng Viết (PTE Writing)

– Số câu: 2 bài luận

– Nội dung: Viết một bài luận tự luận và một bài luận dựa trên đồng ý hoặc phản đối một quan điểm cụ thể.

– Thời gian làm bài: Khoảng 40-50 phút.

5.4. Kỹ năng Nói (PTE Speaking)

– Số câu: 5 hoặc 6 nhiệm vụ

– Nội dung: Nói trước máy tính để trả lời các câu hỏi và thực hiện các nhiệm vụ đối thoại

– Thời gian làm bài: Khoảng 20 phút

cấu trúc chung của bài thi PTE
Cấu trúc chung của bài thi PTE

6. Cách tính điểm PTE  

PTE Academic được thực hiện chấm điểm bằng hệ thống máy tính tự động. Do đó sẽ đảm bảo tính đúng đắn, khách quan và công bằng. Thang điểm mà tổ chức Pearson Education đưa ra cho mỗi kỹ năng là từ 0 – 90 điểm, dựa trên tiêu chuẩn quy đổi của Global Scale of English.

thang điểm mà cho mỗi kỹ năng là từ 0 – 90 điểm
Thang điểm cho mỗi kỹ năng là từ 0 – 90 điểm

 

Nhìn chung, chứng chỉ PTE là bài thi duy nhất hiện nay sử dụng 100% công nghệ trong làm bài và đánh giá. Do đó luôn đảm bảo tính khách quan, công bằng và chính xác cao. Với các ưu điểm nổi bật, PTE chính là giải pháp thay thế cho các loại chứng chỉ tiếng Anh khác như IELTS hay TOEFL, giúp người học đạt các mục tiêu du học, làm việc hay định cư một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. 

Thông qua bài viết này, Estudyme hy vọng đã giúp các bạn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi PTE là gì và có được thêm nhiều thông tin hữu ích về chứng chỉ này. Nếu muốn bắt tay vào học PTE ngay từ bây giờ, các bài PTE practice test của Estudyme chính là một sự khởi đầu tuyệt vời giúp các bạn đặt nền tảng cho mục tiêu lấy được chứng chỉ PTE với số điểm như mong muốn. Chúc các bạn thành công!