Trước xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, nhu cầu thi chứng chỉ tiếng Anh để hiện thực hóa các dự định cá nhân ở nước ngoài đang ngày càng tăng lên. Ngoài các bài kiểm tra tiếng Anh truyền thống như IELTS hay TOEFL, PTE đang trở nên phổ biến với những người muốn du học, làm việc hoặc định cư tại các quốc gia nói tiếng Anh, đặc biệt là Úc và New Zealand. 

Bạn đã có thông tin gì về thang điểm PTE cũng như cách tính điểm PTEquy đổi PTE sang IELTS, TOEFL hay chưa? Hãy cùng Estudyme tìm hiểu rõ hơn về những điều trên để có thể bắt tay vào chinh phục PTE trong thời gian sớm nhất nhé!

Nắm rõ các thông tin xoay quanh bài thi PTE như thang điểm, cách tính điểm và quy đổi điểm sang các chứng chỉ khác
Nắm rõ các thông tin xoay quanh bài thi PTE như thang điểm, cách tính điểm và quy đổi điểm sang các chứng chỉ khác

1. Giới thiệu chung về PTE

PTE (Pearson Test of English) – thuộc sở hữu của tập đoàn Pearson – là một trong những bài kiểm tra tiếng Anh phổ biến nhất trên thế giới và được công nhận rộng rãi bởi các tổ chức và cơ sở giáo dục trên phạm vi toàn cầu. Các yếu tố góp phần làm lên sự phổ biến của PTE có thể kể đến như tính chính xác cao, nội dung thiết thực, bài thi khách quan, trả kết quả nhanh chóng và độ bảo mật cao. 

Đồng thời, một trong những ưu điểm nổi bật của PTE là cách tính điểm linh hoạt và khả năng quy đổi PTE sang IELTS hoặc TOEFL, đem lại ưu thế rất lớn cũng như tiết kiệm thời gian và công sức cho thí sinh. Vì vậy, ngày càng nhiều người chọn lựa PTE để thay thế cho IELTS nhằm đạt được kết quả thi dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Mặc dù PTE có 3 dạng bài thi, Estudyme sẽ tập trung nói đến PTE Academic do độ phổ biến và linh hoạt của bài thi này. Để hiễu rõ hơn về kỳ thi PTE cũng như cấu trúc bài thi, các bạn có thể tìm đọc các bài viết trước đó về kỳ thi này của Estudyme nhé.

>>Xem thêm bài viết: PTE là gì?Có nên thi PTE?

 

PTE đem lại nhiều ưu thế cũng như giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho thí sinh
PTE đem lại nhiều ưu thế cũng như giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho thí sinh

2. Cách tính điểm PTE

Thang điểm PTE Academic được xây dựng căn cứ theo chuẩn Global Scale of English, với điểm số từ 0-90. Tuy nhiên, khi thí sinh thi trắc nghiệm hệ thống sẽ tự động tính sẵn 10 điểm đối với từng kỹ năng. Vậy nên, nếu tính theo thang điểm PTE thực tế là 100 thì bài thi PTE có lợi thế vượt trội so với IELTS.

Bài thi PTE được ứng dụng công nghệ AI với tính năng chấm bài và cho ra kết quả tương đồng với giám khảo chấm. Cách tính điểm PTE dựa trên một loạt các tiêu chí khác nhau trong mỗi phần của bài kiểm tra, bao gồm nghe, đọc, nói và viết cho phép tính điểm chéo giữa các kỹ năng. Đồng nghĩa với việc nếu yếu một trong bốn kỹ năng này, thí sinh vẫn có thể được bù điểm ở kỹ năng thế mạnh và tránh được tình trạng quá chênh điểm giữa các kỹ năng của bài kiểm tra. 

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về cách tính điểm PTE cho mỗi phần:

  • Phần Nghe (Listening): Cách tính điểm PTE cho phần nghe dựa trên số câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được cộng điểm và điểm cuối cùng được chia thành các nhóm điểm từ 10 đến 90.
  • Phần Đọc (Reading): Cách tính điểm PTE cho phần đọc dựa trên số câu trả lời đúng. Tương tự như phần nghe, mỗi câu trả lời đúng sẽ được cộng điểm và điểm cuối cùng được chia thành các nhóm điểm từ 10 đến 90.
  • Phần Nói (Speaking): Phần thi nói của PTE không chú trọng vào độ chính xác nội dung trong quá trình nói như IELTS mà thay vào đó máy tính đánh giá vào khả năng nói trôi chảy, lưu loát và phát âm của thí sinh. Điểm nói được tính trung bình từ điểm 10 đến 90. 
  • Phần Viết (Writing): Cách tính điểm PTE cho phần viết dựa trên cấu trúc câu, sự chính xác ngữ pháp, vốn từ vựng và khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng. Điểm viết được tính trung bình từ điểm 10 đến 90.

Kết quả cuối cùng của bài kiểm tra PTE thường là một điểm số tổng hợp, thường được gọi là “Điểm PTE Toàn Diện” hoặc “Điểm Tổng” (Overall Score), dựa trên điểm số từng phần và thang điểm PTE xếp từ 10 đến 90.

Mỗi tổ chức hoặc cơ quan đều có các yêu cầu điểm khác nhau cho mục đích cụ thể, vì vậy bạn nên kiểm tra yêu cầu về điểm của điểm đến mà bạn đang có ý định xin học, làm việc hoặc định cư.

Bảng điểm PTE
Bảng điểm PTE

3. Đánh giá trình độ tiếng Anh qua thang điểm PTE

Quy định về thang điểm PTE giúp đanh giá và đo lường khả năng sử dụng tiếng Anh của thí sinh trên nhiều khía cạnh khác nhau với các mốc điểm như sau: 

  • 10 – 29 điểm: Nhóm điểm trình độ cơ bản hoặc trung bình, phản ánh khả năng tiếng Anh chưa đạt chuẩn hoặc cần cải thiện. Cấp độ này chưa đủ để thí sinh tham gia vào các khóa học hàn lâm hay các khóa dự bị.
  • 30 – 42 điểm: Nhóm điểm này thường được coi là mức độ trung bình và đòi hỏi thêm sự rèn luyện và hỗ trợ để cải thiện trình độ tiếng Anh. Cấp độ này vẫn chưa đủ để thí sinh tham gia vào các khóa học hàn lâm, nhưng có thể đạt tiêu chuẩn tham gia các khóa học dự bị.
  • 43 – 58 điểm: Nhóm điểm thường được yêu cầu đối với bậc giáo dục đại học, phản ánh khả năng sử dụng tiếng Anh ở mức độ trung bình khá đến khá. Thí sinh trong nhóm này cần tiếp tục nâng cao kỹ năng tiếng Anh để đạt được mục tiêu cá nhân hoặc học tập và làm việc trong môi trường tiếng Anh chuyên sâu hơn.
  • 59 – 75 điểm: Nhóm điểm được coi là trình độ khá đến cao, phản ánh khả năng tiếng Anh ở mức độ tốt và chuyên sâu. Thông thường, đây là mức điểm được đặt ra cho các yêu cầu đầu vào đại học hoặc sau đại học cũng như đăng ký nghề nghiệp và việc làm dành cho các loại visa tay nghề Úc.
  • 76 – 84 điểm: Nhóm điểm được xếp vào trình độ cao, phản ánh khả năng sử dụng tiếng Anh ở mức độ xuất sắc và là tiêu chuẩn bắt buộc đối một số loại visa tay nghề Úc
  • 85 – 90 điểm: Nhóm điểm này thường được coi là mức độ rất cao và phản ánh trình độ tiếng Anh đặc biệt xuất sắc. Các trường đại học hoặc chính phủ thường không bắt buộc yêu cầu đầu vào với mức điểm cao này. 
PTE giúp đanh giá và đo lường khả năng sử dụng tiếng Anh
PTE giúp đanh giá và đo lường khả năng sử dụng tiếng Anh

4. Quy đổi PTE sang IELTS và TOEFL

Dưới đây là bảng quy đổi PTE sang IELTS và TOEFL được cập nhật theo thông tin mới nhất từ Pearson. 

PTE Academic IELTS TOEFL iBT CEFR
10 – 29 A1
30 4.5 A2
36 5.0
38 40 – 44
42 5.5 54 – 56
46 65 – 66 B1
50 6.0 74 – 75
53 79 – 80
58 6.5
59 87 – 88 B2
64 94
65 7.0
68 99 – 100
72 105
73 7.5
78 113 C1
79 8.0
83 8.5
84 120
86 9.0 C2

Nếu bạn có ý định thi chứng chỉ tiếng Anh để phục vụ cho việc hoàn thành hồ sơ du học, định cư với ít thời gian ôn luyện và tiết kiệm chi phí thì PTE là lựa chọn phù hợp so với các loại chứng chỉ khác. Một vài lưu ý bạn cần điểm qua:

  • Cấu trúc và cách tính điểm PTE sẽ không có sự thay đổi.
  • Khi quy đổi PTE sang IELTS hoặc ngược lại, khoảng điểm ở giữa không có nhiều sự thay đổi
  • Cách quy đổi PTE sang IELTS thay đổi dựa trên nghiên cứu mới nhất của Pearson về sự tương đương giữa hai bài thi. Ví dụ, điểm PTE 79 tương đương với điểm IELTS 7.5, trong khi trước đây là tương đương với điểm IELTS 8.0.
  • Cách quy đổi PTE sang TOEFL iBT không thay đổi. Pearson vẫn sử dụng bảng đối chiếu cũ để cho biết mối liên quan giữa hai bài thi. Ví dụ, điểm PTE 79 tương đương với điểm TOEFL iBT 113.
Điểm PTE có thể được quy đổi sang IELTS và TOEFL
Điểm PTE có thể được quy đổi sang IELTS và TOEFL

Như vậy, Estudyme đã tổng hợp tất cả thông tin cần thiết về thang điểm PTE, cách tính điểm PTE cũng như bảng quy đổi PTE sang IELTS và TOEFL. Nếu như bạn đang bắt đầu có kế hoạch học lấy chứng chỉ này, các đề thi PTE trên Estudyme chính là nguồn tài liệu trọng tâm, dễ tiếp cận và luôn được cập nhật theo xu hướng ra đề mới nhất trong năm. Chúc các bạn học tập hiệu quả!