Để mở rộng cơ hội học tập và việc làm, sinh viên và người lao động nước ngoài thường phải thi lấy chứng chỉ đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay có ba loại chứng chỉ phổ biến nhất là IELTS, TOEFL và TOEIC, được chấp nhận rộng rãi tại nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở giáo dục trong và ngoài nước. Vậy IELTS, TOEFL, TOEIC cái nào khó nhất

Tìm hiểu IELTS, TOEFL, TOEIC cái nào khó nhất?

IELTS, TOEFL, TOEIC cái nào khó nhất là câu hỏi được nhiều bạn học sinh sinh viên hay kể cả người đi làm đặt ra. IELTS, TOEFL và TOEIC có mục đích chung là đánh giá mức độ thông thạo tiếng Anh của những người không phải là dân bản ngữ (tiếng mẹ đẻ không phải tiếng Anh). Tuy nhiên mỗi kỳ thi đều có yêu cầu và tiêu chí đánh giá trình độ kỹ năng riêng, đồng thời cũng được tổ chức theo các cách thức khác nhau. Để biết được trong 3 kỳ thi cái nào khó nhất trước hết chúng ta cần so sánh chúng theo các tiêu chí sau:

IELTS, TOEFL, TOEIC cái nào khó nhất
Tìm hiểu IELTS, TOEFL, TOEIC cái nào khó nhất?

Hình thức thi

Các hình thức thi cơ bản của ba chứng chỉ là thi trên giấy hoặc thi trên máy tính. 

IELTS TOEFL TOEIC
Có thể lựa chọn thi trên giấy hoặc trên máy tính đối với cả hai dạng bài thi General và Academic

Riêng phần thi Speaking sẽ thực hiện trực tiếp 1-1 với giám khảo người bản xứ

TOEFL iBT thi trên máy tính

TOEFL PBT thi trên giấy

Thi trên giấy và trên máy tính

Bản chất của các loại chứng chỉ

Ba kỳ thi IELTS, TOEFL và TOEIC đều được thành lập bởi các tổ chức giáo dục khảo thí lớn và uy tín hàng đầu thế giới. 

Tiêu chí so sánh IELTS TOEFL TOEIC
Ý nghĩa Viết tắt của International Language Test System – Hệ thống kiểm tra ngôn ngữ tiếng Anh quốc tế.  Viết tắt của Test OF English as a Foreign Language – Bài kiểm tra năng lực tiếng Anh quốc tế  Viết tắt của Test of English for International Communication – Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế. 
Đơn vị thành lập Ra đời vào năm 1980 với sự đóng góp của ba tổ chức: British Council (Hội đồng Anh), IDP Education (Úc) và Cambridge Assessment English Ra đời từ năm 1964 bởi Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS).  Ra đời từ năm 1979 bởi Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS). 
Dạng bài thi TOEIC 2 kỹ năng và TOEIC 4 kỹ năng TOEFL iBT và TOEFL PBT IELTS Academic và IELTS General

Các tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết

Mỗi kỳ thi đều có tiêu chuẩn riêng để đánh giá độ thành thạo của các kỹ năng ngoại ngữ.

Kỳ thi Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng
Nghe   đọc Nói Viết
IELTS Dựa vào số câu trả lời đúng.
  •  Lưu loát và mạch lạc .
  • Nguồn từ vựng phong phú.
  • Độ khó và độ chính xác của ngữ pháp.
  • Cách phát âm.
Task 1:

  • Bài viết đúng trọng tâm và không lạc đề, 
  • Câu từ mạch lạc và logic có sự liên kết, 
  • Độ khó và chính xác của ngữ pháp 

Task 2: Tương tự task 1 nhưng loại bỏ tiêu chí đầu tiên

TOEFL Dựa vào số câu trả lời đúng.
  • Khả năng trình bày (cách phát âm, sự trôi chảy, ngữ điệu, tốc độ) 
  • Cách sử dụng ngữ pháp phức tạp và từ vựng phong phú, chính xác
  • Trả lời chủ đề mạch lạc và logic
  • Viết đúng chủ đề và đúng trọng tâm.
  • Bố cục mạch lạc rõ ràng. 
  • Câu cú có sự liên kết chặt chẽ và logic.
  • Sự phức tạp và chính xác trong ngữ pháp và từ vựng.
TOEIC Dựa vào số câu trả lời đúng.
  • Trình bày mạch lạc và logic ,
  • Độ chính xác của ngữ pháp và từng vựng,
  • Cách phát âm.
  • Bố cục bài viết mạch lạc logic.
  • Độ chính xác của ngữ pháp và từ vựng.

 

Thang điểm từng bài thi

Cả ba bài thi IELTS, TOEFL, TOEIC đều đánh giá kỹ năng của thí sinh dựa trên thang điểm thô, sau đó quy đổi theo tỷ lệ ra điểm thi hoặc band điểm làm kết quả chính thức. 

Kỳ thi Thang điểm
IELTS Kết quả bài thi theo band điểm từ 1 – 9.0. Mỗi một hoặc một nửa band điểm thể hiện sự chênh lệch trong kỹ năng của các thí sinh.
TOEFL Tổng điểm toàn bài thi là 120, trong đó điểm cho mỗi kỹ năng là từ 0 – 30, chia thành 4 – 5 mức độ thông thạo.
TOEIC Bài thi TOEIC 2 kỹ năng Nghe & Đọc có tổng điểm 10 – 990, trong đó điểm cho mỗi kỹ năng là 5 – 445, chia thành 7 cấp độ từ cơ bản -> sơ cấp -> trên sơ cấp -> giao tiếp công việc hạn chế -> giao tiếp công việc thành thạo -> giao tiếp trình độ chuyên môn quốc tế.

Thời gian thi

  • Bài thi TOEIC 2 kỹ năng kéo dài 2 tiếng (Nghe 45 phút, Đọc 75 phút). Nếu thi cả 4 kỹ năng thì bạn phải mất thêm 20 phút thi Nói và 60 phút thi Viết, tổng 3 tiếng 20 phút. 
  • Bài thi IELTS kéo dài 2 tiếng 45 phút cho cả 4 kỹ năng
  • Bài thi TOEFL kéo dài 4 tiếng cho cả 4 kỹ năng. 
IELTS, TOEFL, TOEIC cái nào khó nhất
Thời lượng mỗi bài thi khá dài

Giọng thi

IELTS chủ yếu sử dụng giọng Anh – Anh trong bài thi, đôi khi sẽ có sự xen lẫn giữa giọng Anh – Úc, Anh – Mỹ, Anh – Canada. Đây được đánh giá là yếu tố gây khó khăn cho nhiều thí sinh vì các bạn không quen với giọng Anh – Anh và Anh – Úc.

Ngược lại, TOEFL sử dụng giọng Anh – Bắc Mĩ. Còn TOEIC cũng khá linh động trong giọng đọc với 60% giọng Anh – Mỹ, 40 % còn lại là giọng từ các khu vực Anh, New Zealand, Canada, Úc.

Mục đích của mỗi bài thi

IELTS, TOEFL, TOEIC cái nào khó nhất? Mặc dù đều là bài thi đánh giá mức độ thành thạo tiếng Anh, nhưng mỗi kỳ thi lại mở ra với mục đích riêng biệt. Cụ thể như sau:

IELTS

Bài thi dạng Học thuật (Academic) chủ yếu dành cho những bạn có mục đích du học tại các trường nước ngoài với hình thức đào tạo cao đẳng, đại học hoặc trên đại học, vì thế nội dung chủ yếu xoay quanh những kiến thức khoa học hàn lâm.

Bài thi dạng đào tạo chung (General) thường phù hợp với những người có mong muốn định cư nước ngoài hoặc đi làm tại các doanh nghiệp lớn, các công ty đa quốc gia, du học nước ngoài với bậc đào tạo trung học, học nghề. Nội dung chủ yếu về các kiến thức kỹ năng cơ bản trong xã hội.

TOEFL

TOEFL được cấp với mục đích học tập, nghiên cứu mang tính chất hàn lâm. Chứng chỉ được xem là điều kiện nhập học và được chấp nhận rộng rãi tại các trường ĐH ở Bắc Mỹ, Canada và các nước theo hệ thống giáo dục Hoa Kỳ. 

IELTS, TOEFL, TOEIC cái nào khó nhất
Mỗi chứng chỉ phù hợp với mục đích đặc thù riêng

TOEIC

TOEIC chủ yếu đánh giá về năng lực giao tiếp xã hội được chấp nhận phổ biến trên khắp thế giới, dành cho mọi đối tượng. Chứng chỉ TOEIC chuyên sử dụng trong doanh nghiệp để ra các quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động nhân sự, đánh giá nhân viên hàng năm… Ngoài ra TOEIC cũng được dùng như một yếu tố để đánh giá điều kiện đầu ra tại nhiều trường đại học. 

Nhìn chung mỗi bài thi đều mang mục đích và các tiêu chuẩn đánh giá riêng, vì thế chúng ta khó có thể so sánh trực quan để nhận xét chứng chỉ nào khó nhất. Tuy nhiên nếu đánh giá một cách tương đối thì có thể thấy bài thi TOEIC có phần dễ hơn IELTS và TOEFL. Bởi TOEIC chủ yếu đánh giá những kỹ năng giao tiếp và kiến thức cơ bản dành cho mục đích làm việc. Còn IELTS và TOEFL thiên nặng về tính hàn lâm, chuyên sâu vào những kiến thức chuyên ngành, đồng thời tập trung vào các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng phức tạp. 

IELTS, TOEIC và TOEFL, cái nào phổ biến hơn?

IELTS, TOEIC và TOEFL đều có mức độ phổ biến rộng rãi trên thế giới và đều được đánh giá gần như tương đương nhau về chất lượng và uy tín. Các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan di trú và nhiều trường học đều chấp nhận sự tương đồng này và linh động sử dụng Khung tham chiếu chung của châu Âu (CEFR) để diễn giải điểm số nhằm đánh giá trình độ tiếng Anh của người dự tuyển có đạt yêu cầu tiêu chuẩn của họ hay không.  

IELTS, TOEFL, TOEIC cái nào khó nhất
IELTS, TOEIC, TOEFL đều có độ phổ biến rộng rãi trên quốc tế

Tuy nhiên, trong một số trường hợp như định cư hoặc du học bậc đại học/sau đại học, việc quy đổi từ TOEIC sang IELTS hoặc TOEFL vẫn không được chấp nhận, bắt buộc bạn phải tham dự kỳ thi mới. 

IELTS, TOEFL, TOEIC cái nào khó nhất

Khung tham chiếu chung châu Âu dành cho ba chứng chỉ IELTS, TOEIC, TOEFL

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “IELTS, TOEFL, TOEIC cái nào khó nhất?”. Nhìn chung, TOEIC mang tính thông dụng và đơn giản hơn so với hai chứng chỉ còn lại. Tùy vào mục đích lấy chứng chỉ tiếng Anh để làm việc, học tập hay định cư, bạn hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn kỳ thi phù hợp nhé. Nếu bạn cần tìm một địa chỉ ôn thi chứng chỉ ngoại ngữ online thì còn chần chừ gì nữa mà không luyện tập cùng Estudyme ngay thôi!