TOEIC Part 5 – Incomplete Sentences (Câu chưa hoàn chỉnh) là phần thi đầu tiên trong bài thi TOEIC Reading. Với mục đích kiểm tra khả năng ngữ pháp và từ vựng cơ bản của thí sinh, part 5 không phải là phần thi phức tạp nhất nhưng lại là phần dễ gây mất điểm nếu sơ ý, bởi đề bài có nhiều loại ngữ pháp, mẫu câu, từ vựng đa dạng. Vì vậy các bạn cần cố gắng hoàn thành tốt để nâng cao điểm số. Dưới đây là những hướng dẫn về cách làm part 5 TOEIC theo format mới nhất hiện nay.

Sơ lược về part 5 Toeic

Đề thi part 5 TOEIC gồm các câu hỏi đục lỗ chưa hoàn chỉnh, mỗi câu có bốn đáp án A, B, C, D. Nội dung kiểm tra xoay quanh từ vựng, từ loại và ngữ pháp. Thí sinh phải lựa chọn  đáp án thích hợp điền vào chỗ trống nhằm hoàn chỉnh câu đúng ngữ pháp, ngữ cảnh. 

Cấu trúc bài thi TOEIC part 5

Theo format mới từ năm 2019 áp dụng cho đến nay, bài thi TOEIC part 5 gồm 30 câu hỏi, rút ngắn 10 câu so với format cũ. Trong số đó, có khoảng 8 – 10 câu hỏi về từ vựng, 9 – 10 câu từ loại và 10 – 13 câu ngữ pháp. 

Bảng so sánh đề thi part 5 theo format cũ và mới:

Part 5 TOEIC Format cũ Format mới Điểm khác biệt
Incomplete Sentences 40 câu 30 câu Giảm 10 câu

Các dạng bài  thường xuất hiện trong Toeic part 5

Bạn cần nắm rõ các dạng bài thường xuất hiện trong part 5 TOEIC để có hướng ôn luyện phù hợp. 

Loại 1: Nghĩa của từ. Câu hỏi sẽ cho 4 đáp án tương tự nhau (tiền tố, hậu tố hoặc các từ viết gần giống nhau). Thí sinh cần chọn từ vựng chính xác nhất.

Loại 2: Giới từ (Khoảng 4 – 5 câu). Bạn cần dựa vào từ đứng phía trước hoặc phía sau chỗ trống để điền loại giới từ phù hợp (in, on, out, to…)

Loại 3: Từ loại (Khoảng 14 – 15 câu) 

Loại 4: Từ nối và mệnh đề trạng ngữ (Khoảng 5 – 6 câu).

Loại 5: Đại từ, đại từ phản thân, tính từ sở hữu (Khoảng 1 – 2 câu).

part 5 toeic

Tóm lược các dạng câu hỏi thường gặp trong part 5 TOEIC

 

>>Bài viết liên quan: TOEIC part 4

Từ vựng part 5  toeic thường gặp

Từ vựng xuất hiện trong part 5 nói riêng và toàn bài thi TOEIC 2 kỹ năng nói chung rất phong phú, xoay quanh nhiều chủ đề đa dạng. Bạn có thể tìm đọc các loại sách từ vựng TOEIC để có phạm vi ôn luyện phù hợp. Chú ý nắm kỹ các cụm từ đi liền nhau, từ đồng nghĩa và trái nghĩa để nâng cao vốn từ vựng. 

toeic part 5

Sách từ vựng TOEIC phổ biến

Một số chủ đề từ vựng thường gặp trong part 5 TOEIC:

  • Hợp đồng, ký kết (Contracts)
  • Thị trường, khách hàng (Marketing) 
  •  Bảo hành, sự bảo đảm (Warranties)
  • Business planning (Tổ chức kế hoạch công sở)
  • Hội nghị, cuộc gặp mặt (Conferences)
  • Máy tính (Computers)
  •  Vấn đề kĩ thuật trong công ty (Office Technology)
  • Thủ tục văn phòng (Office Procedures)
  • Điện tử (Electronics)
  • Quan hệ thư từ, sự phù hợp (Correspondence)
  • Quảng cáo công việc và tuyển dụng (Job Advertising and Recruiting)
  • Nộp đơn xin việc, phỏng vấn (Applying and Interviewing)
  • Tuyển người và đào tạo (Hiring and Training)
  • Lương bổng và lợi ích (Salaries and benefits)
  • Thăng tiến, giải thưởng (Promotions, Pensions and Awards)
  • Mua sắm (Shopping)
  • Đặt hàng nhà cung cấp (Ordering Supplies)
  • Chuyển hàng
  • Hóa đơn
  • Hàng tồn kho (Inventory)
  • Ngân hàng (Banking)
  • Kế toán (Accounting)
  • Đầu tư (Investments)

Các từ vựng đi liền nhau thường xuất hiện trong part 5 TOEIC:

  • information desk: bàn thông tin
  • interest rate: lãi suất
  • Living expenses: chi phí sinh hoạt
  • production information: thông tin sản phẩm
  • performance appraisal/evaluation: đánh giá hiệu suất làm việc
  • quality requirement: yêu cầu chất lượng
  • reception desk: bàn tiếp tân
  • registration form: đơn đăng kí
  • reference letter: thư giới thiệu
  • research program: chương trình nghiên cứu
  • the drastic changes: những thay đổi mạnh mẽ
  • the purchasing practice: thực hành thu mua
  • outside supplier: nhà cung cấp bên ngoài….

toeic part 5

Cần lưu ý các cụm từ đi liền nhau (cụm danh từ, cụm động từ…)

Cách làm part 5 toeic format mới

Khi đã nắm được dạng câu hỏi thường gặp và xác định phạm vi ôn luyện hợp lý, điều quan trọng tiếp theo là bạn cần vạch ra kế hoạch và phương pháp làm bài hiệu quả. Dưới đây là gợi ý về cách làm part 5 TOEIC theo format mới. 

Phân bổ thời gian làm bài

Để tiết kiệm thời gian dành cho những phần thi khác khó hơn, bạn cần biết phân bổ thời lượng làm bài hợp lý. Tính chất các câu hỏi part 5 không hề phức tạp nên nếu có chiến lược tốt thì bạn sẽ hoàn thành rất nhanh bài thi này. 

Theo thống kê trung bình thì mỗi câu hỏi trong part 5 bạn chỉ có tối đa 30 giây để chọn và tô đáp án. Vì vậy bạn có thể phân chia tốc độ làm bài như sau:

  • 10s với các câu siêu dễ
  • 30s với các câu khó hơn
  • Câu hỏi quá khó chưa tìm được đáp án thì không nên dừng lại suy nghĩ lâu mà nên chọn theo cảm tính để tránh mất thời gian. Lưu ý nhớ loại bỏ các đáp án chắc chắn sai mà bạn có thể xác định được để tăng xác suất trả lời đúng.

toeic part 5

Part 5 cần hoàn thành nhanh chóng để tập trung cho các phần khó hơn như part 7

Cách làm từng dạng câu hỏi 

Mỗi dạng câu hỏi yêu cầu bạn có cách tiếp cận và giải đáp riêng. Cách làm hiệu quả dành cho bài thi TOEIC part 5 được gợi ý dưới đây. 

Dạng 1: Meaning – Nghĩa của từ 

Có rất nhiều loại từ giống nhau và được đưa vào lựa chọn đáp án cho câu hỏi. Ví dụ như: hearly, hardly, handly, healthy… Để làm được dạng câu hỏi này thì bạn bắt buộc phải hiểu nghĩa của từ, nếu là từ bạn không biêt thì có thể đoán nghĩa của chúng, hoặc nhìn vào câu hỏi xem có các cụm từ đi chung với nhau hay không. 

part 5 toeic

Một số cấu trúc cụm từ bạn cần lưu ý trong part 5 TOEIC

Dạng 2: Preposition – Giới từ

Trong dạng bài này, bạn không có mẹo nào khác ngoài việc phải học thuộc cách sử dụng các giới từ thông dụng, những giới từ đi sau động từ cơ bản…Ví dụ: Aware of, interested in, afraid of, addicted to, opposed to,…

part 5 toeic

Cần học thuộc các cụm từ hay đi với nhau. 

Dạng 3: Từ loại

Dạng câu hỏi này được xem là phần gỡ điểm cho part 5 và toàn bộ bài thi Reading. Bạn chỉ cần xem từ đứng phía trước và phía sau chỗ trống để điền được đáp án chính xác, không cần đọc cả câu hỏi. Một số cấu trúc ngữ pháp thường xuất hiện có thể gồm:

  • Prep + N/V-ing: Sau giới từ là danh từ hoặc V-ing
  • a/the + (adv + adj + N) = a/the + N phrase: Trạng từ đứng trước tính từ, tính từ đứng trước danh từ 
  • to be + adv + V-ed / V-ing: Present participle hoặc Past Participle đóng vai trò như tính từ và cần một trạng từ đứng trước để bổ nghĩa cho nó.
  • adv + verb hoặc verb +  adv: trạng từ có thể đứng trước hoặc sau động từ nguyên mẫu.

Ngoài ra trong dạng câu hỏi này còn xuất hiện các động từ khởi phát (Causative Verbs) ở cấu trúc chủ động hoặc bị động. 

  • Câu chủ động: S + Make/Have/Let + Sb + Do something.

Ví dụ: He always gets me to do his work

  • Câu bị động: S + Causative Verb + O + Past Participle

Ví dụ: They had their car repaired

toeic part 5

Nắm chắc cấu trúc của causative verbs để tránh nhầm lẫn khi làm bài

Dạng 4: Connecting Words và Adverb-clause – Từ nối và mệnh đề trạng ngữ

  • Từ nối: for, and, nor, but, or, yet, so. Bạn cần đọc cả câu để suy ra mối quan hệ giữa hai vế câu và chọn đáp án phù hợp.
  • Liên từ tương quan: both…and, either…or, neither…nor, not only…but also, would rather…than, no sooner…than, whether…or, hardly…when. 
  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian: Before, after, since, until, once/as soon as, as/when, while Cần đọc hiểu mối quan hệ giữa hai vế câu để chọn từ phù hợp. 

Dạng 5: Relative Pronoun – Đại từ quan hệ

Các đại từ quan hệ bao gồm Who, whom, which, what, whose. Bạn cần nhìn  các từ xung quanh chỗ trống để biết từ loại cần điền. 

toeic part 5

Ví dụ về đại từ quan hệ

Dạng 6: Pronoun/ Reflexive/ Possessive adjectives – Đại từ/ Đại từ phản thân/ Tính từ sở hữu

Bạn cần xác định chỗ trống cần điền chủ ngữ hay tân ngữ, và nó là đại từ phản thân hay tính từ sở hữu. Dạng câu hỏi này rất dễ gây nhầm lẫn trong việc phân biệt và xác định các loại từ cần điền. Tuy nhiên nó chỉ chiếm 1 – 2 câu trong toàn part 5. 

Ví dụ:

part 5 toeic

Trong câu hỏi này, đáp án đúng là (C ) themselves. Từ cần điền là đại từ phản thân bởi cấu trúc by + đại từ phản thân = tự mình, không bị tác động bởi đối tượng khác

Một số bẫy hay gặp

Mặc dù part 5 khá đơn giản, không khó như part 7 nhưng đây lại là phần dễ gây mất điểm nếu bạn không cẩn thận để “sập” bẫy của người ra đề. Dưới đây là một số nhầm lẫn mà các thí sinh thường mắc phải trong quá trình làm bài. 

Các bẫy về thời thì

Rất nhiều bạn thí sinh bị xác định thời thì sai bởi một số nhầm tưởng trong câu hỏi. 

– Thì hiện tại đơn để nói về lịch trình, thời gian biểu:

toeic part 5

– Câu hỏi dễ gây nhầm lẫn về cách dùng thì tương lai đơn và hiện tại đơn:

Từ “Tomorrow” là một dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn, vì vậy rất nhiều bạn vội vã chọn đáp án A. Tuy nhiên câu trả lời đúng phải là B: Chuyến tàu đến lúc 3 giờ chiều ngày mai chứ không phải “sẽ đến” bởi nó chạy sẵn theo lịch trình. 

  •  Cách tránh bẫy: Khi đề cập đến lịch trình (train, car, airplane…), thời gian biểu hoặc các sự kiện chắc chắn xảy ra theo lịch trình, bất kể có ở tương lai gần hay không thì bạn vẫn áp dụng thì hiện tại đơn. Để tránh bẫy trong bài thi hãy nắm vững các cách nhận biết và cách sử dụng thì hiện tại đơn và tương lai đơn. 

– Thì hiện tại tiếp diễn để miêu tả các hành động đã diễn ra từ trước

toeic part 5

Câu hỏi dễ gây nhầm lẫn về cách dùng thì hiện tại tiếp diễn

Khi nhìn thấy từ “next month”, nhiều bạn sẽ nhầm lẫn và chọn B – will travel. Tuy nhiên vì đây là sự việc đã lên kế hoạch trước và chắc chắn sẽ xảy ra, không phải hành động quyết định trong lúc nói nên cần chọn đáp án C – Is traveling. 

  • Cách tránh bẫy: Cần nắm vững các dấu hiệu nhận biết và sử dụng thì hiện tại tiếp diễn

– Sử dụng thì tương lai đơn cho sự suy đoán:

part 5 toeic

Ví dụ về câu hỏi sử dụng thì tương lai cho sự suy đoán

Vế đầu tiên của câu có từ “predict” chia ở thì hiện tại đơn, vì vậy trong câu này  nhiều bạn sẽ nghĩ vế sau cũng phải chia thì giống như vậy (đáp án A – is). Tuy nhiên “predict” mang nghĩa dự đoán, đoán trước nên vế sau phải áp dụng thì tương lai đơn. Đáp án đúng là C – Will be. 

  • Cách tránh bẫy: Ghi nhớ cấu trúc S + think/ predict/ be sure/ expect that + S + V(tương lai đơn)

Thể giả định theo sau là chủ từ số ít

part 5 toeic

Dựa theo quy tắc chia động từ thông thường, động từ đứng sau ngôi thứ ba số ít (he) phải thêm đuôi s/es, nhiều bạn sẽ chọn đáp án B – Goes. Tuy  nhiên câu trả lời đúng là A – Go. 

Cách tránh bẫy: Ghi nhớ các cấu trúc giả định dưới đây để không bị nhầm lẫn khi làm bài.

  • Giả định của động từ:
    S1 + suggest / recommend / request / ask / request / demand / insist… + S2 + (should) + V (whole)
  • Giả định của  tính từ:
    It + be + important / important / essential / mandatory / necessary /… + (that) + S + (should) (not) + V (whole)

Tính từ và phân từ

part 5 toeic

Ví dụ về tính từ và phân từ

Sự kiện “the launch of their newest luxury ocean liner” đã tác động khiến công ty “Sea Sapphire Cruises” rất vui nên phía sau “Sea Sapphire Cruises” phải chọn từ ở dạng bị động. Đáp án đúng là A – quá khứ phân từ. Rất nhiều bạn bị nhầm lẫn trong câu này và chọn D – pleasing là hiện tại phân từ ở dạng chủ động hoặc C – tính từ 

Cách tránh bẫy:  Nắm vững kiến thức về tinh tính từ và các phân từ quá khứ/hiện tại. Cần lưu ý không phải động từ nào thêm đuôi -ing hoặc -ed cũng trở thành tính từ, chúng sẽ có tính từ với các đuôi khác như -ive, -able, -ible, -ful. Trường hợp từ loại cần điền chỉ tính chất và trạng thái thì chọn tính từ. Trường hợp câu hỏi nghiên về sự việc gây ra hành động hoặc bị tác động thì chọn phân từ. 

Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

Bạn cần lưu ý các cách sử dụng của a number of/the number of; các câu có sự xuất hiện của liên từ both, either…or…., neither…nor… Đây là những cấu trúc dễ nhầm lẫn khiến các bạn thí sinh chọn sai đáp án. Để trả lời đúng những câu hỏi có xuất hiện dạng ngữ pháp này, bạn cần nắm vững các cấu trúc gồm: 

part 5 toeic

Cách dùng a number of/the number of

part 5 toeic

Ghi nhớ các cấu trúc thường gặp trong part 5 TOEIC.

Từ gần âm

part 5 toeic

Câu hỏi ví dụ về từ gần âm

Trên đây là ví dụ về từ gần âm. Đáp án đúng cho câu hỏi này phải là động từ (C) affect. Từ này dễ bị nhầm lẫn với “effect” (danh từ)

Cách tránh bẫy: Có một số cặp từ dễ gây lẫn lộn trong tiếng Anh vì chúng được phát âm gần giống nhau hoặc giống nhau nhưng lại có ý nghĩa và cách sử dụng hoàn toàn khác nhau. Bạn cần nhớ sự khác biệt giữa các cặp từ có nghĩa khác nhau, chẳng hạn như:

  • accept (v); except (v)
  • affect (v); effect (n)
  • hard (adj); hardly (adv)
  • lose (v); loose (adj)
  • site (n); sight (n)
  • conclude (n); include (v)

Đảo ngữ

part 5 toeic

Ví dụ về câu hỏi có cấu trúc đảo ngữ

Câu hỏi này chứa bẫy gây phân vân cho khá nhiều bạn thí sinh, bởi thoạt nhìn thì đáp án nào cũng đúng, cùng sử dụng cấu trúc đảo ngược giữa chủ ngữ và động từ to be hoặc trợ động từ. Tuy nhiên đáp án đúng chỉ có (C ) have I seen.

Cách tránh bẫy: Khi câu đảo ngữ xuất hiện các trạng từ never (rarely), rarely (rarely), seldom (rarely) thì bạn cần lưu ý sử dụng động từ ở dạng hoàn thành/động từ khuyết thiếu và chứa so sánh hơn (nếu có).

Việc phân chia thời gian trả lời câu hỏi và có cách làm bài hợp lý là điều quan trọng để giúp bạn đạt điểm cao trong part 5 TOEIC. Ngoài ra hãy thường xuyên ôn luyện và nắm chắc các cách sử dụng ngữ pháp, từ loại và từ vựng cơ bản để tránh mắc bẫy trong bài thi nhé. Đừng quên dành thời gian luyện thi thử TOEIC online cùng chúng mình nhé!